Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân

(05/08/2020)

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG TƯ NHÂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2004/ QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 2 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của bảo tàng tư nhân; chế độ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của bảo tàng tư nhân.

Tổ chức, cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định trên đây đều thuộc đối tượng áp dụng của Quy chế này.

 Điều 2.

Bảo tàng tư nhân là bảo tàng thuộc sở hữu của tổ chức, của một hoặc nhiều cá nhân, hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư không phải vốn nhà nước, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng.

Điều 3.

1.Tên gọi của bảo tàng tư nhân được đặt theo một trong các căn cứ sau:

a) Phạm vi và nội dung hoạt động của bảo tàng;

b) Tên sưu tập chính của bảo tàng;

c) Tên chủ sở hữu của bảo tàng.

2. Tên của bảo tàng tư nhân được nêu trong đơn xin phép thành lập bảo tàng và được ghi rõ trong quyết định thành lập bảo tàng. Trong trường hợp tên bảo tàng có sử dụng cả tiếng nước ngoài, thì tiếng Việt ghi ở trên, cỡ chữ lớn, tiếng nước ngoài ghi ở dưới, cỡ chữ nhỏ hơn.

3.Tên của bảo tàng tư nhân không được trùng lặp với tên của bảo tàng thuộc sở hữu nhà nước đã được thành lập.

Điều 4.

1. Hoạt động của bảo tàng tư nhân phải tuân thủ đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá và phải phù hợp với truyền thống văn hoá, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu sưu tập hiện vật thành lập bảo tàng tư nhân để giới thiệu rộng rãi với công chúng.

3. Nghiêm cấm bảo tàng tư nhân mua, bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp và đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

 Điều 5.

Bộ Văn hóa – Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của các bảo tàng tư nhân trong phạm vi cả nước.

Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng tư nhân trong phạm vi địa phương.

CHƯƠNG II
THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ BẢO TÀNG TƯ NHÂN
 
Điều 6. Bảo tàng tư nhân được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
 1. Sưu tập hiện vật của bảo tàng:

a. Có sưu tập hiện vật về một hay nhiều chủ đề về lịch sử, văn hoá, khoa học kỹ thuật và thiên nhiên, đủ số lượng cần thiết để tổ chức trưng bày phù hợp với tên gọi và nội dung của bảo tàng;

b. Các hiện vật trong sưu tập hiện vật nêu tại khoản a Điều này đã được đăng ký tại Sở Văn hóa – Thông tin theo quy định của pháp luật.

2. Nhà bảo tàng và trang thiết bị kỹ thuật:

a) Nhà bảo tàng phải có diện tích chuyên dụng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bảo quản, trưng bày và tham quan của công chúng, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;

b) Trang thiết bị kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ, bảo quản và trưng bày hiện vật.

3. Người đứng ra thành lập bảo tàng phải đảm bảo các điều kiện sau:

a. Đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi;

b.Am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng;

c. Cán bộ, công chức đang công tác tại các bảo tàng thuộc sở hữu nhà nước và các ban quản lý di tích không được đứng ra thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý bảo tàng tư nhân.

4. Hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập bảo tàng tư nhân theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.

Điều 7.

Hồ sơ xin phép thành lập bảo tàng tư nhân bao gồm:

1. Đơn xin phép thành lập bảo tàng tư nhân;

2. Danh mục hiện vật trong sưu tập của chủ sở hữu đã được đăng ký;

3. Bản vẽ kiến trúc mặt đứng, mặt cắt ngang, mặt cắt dọc, mặt bằng và vẽ phối cảnh nhà bảo tàng; bản kê về trang thiết bị kỹ thuật;

Điều 8.

1. Sơ yếu lý lịch của người đứng ra thành lập bảo tàng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú; bản sao có công chứng văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người đứng ra thành lập bảo tàngTổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập bảo tàng tư nhân gửi hồ sơ xin phép thành lập bảo tàng tư nhân đến Sở Văn hoá – Thông tin thuộc tỉnh, thành phố để được xác nhận điều kiện thành lập bảo tàng.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm thẩm định, xác nhận bằng văn bản về điều kiện thành lập bảo tàng tư nhân. Trường hợp việc thành lập bảo tàng là hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp từ chối, phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 9.

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập bảo tàng tư nhân trên cơ sở xem xét hồ sơ xin phép thành lập bảo tàng và văn bản xác nhận đủ điều kiện thành lập bảo tàng của Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Sở Văn hóa – Thông tin trình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định thành lập bảo tàng. Trường hợp từ chối, phải có văn bản nêu rõ lý do.

Điều 10.

1. Bảo tàng tư nhân giải thể trong các trường hợp sau:

a. Tự nguyện giải thể;

b. Không còn đủ các điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 6 Quy chế này hoặc không thực hiện việc mở cửa bảo tàng phục vụ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế này;

c. Bị đình chỉ vĩnh viễn hoạt động do vi phạm pháp luật theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động của bảo tàng tư nhân tại địa phương.

2. quan đến hoạt động của bảo tàng theo quy định của pháp luật.

3. Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải Trong trường hợp bảo tàng tự nguyện giải thể, chủ sở hữu bảo tàng phải gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Văn hoá – Thông tin ít nhất trước 30 ngày. Đồng thời, chủ sở hữu bảo tàng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý liên thể bảo tàng.

CHƯƠNG III
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BẢO TÀNG TƯ NHÂN

Điều 11. Bảo tàng tư nhân thực hiện các quyền được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 92/2002/ NĐ-CP, cụ thể như sau

1.Sưu tầm hiện vật phục vụ cho việc trưng bày và xây dựng sưu tập của bảo tàng bằng các hình thức: mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

2.Sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều sưu tập hiện vật;

3.Được thu phí và lệ phí tham quan, sử dụng bảo tàng theo quy định của pháp luật;

4. Được thỏa thuận với bảo tàng nhà nước và bảo tàng tư nhân khác về việc sử dụng sưu tập di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và di sản văn hoá phi vật thể để phục vụ cho hoạt động bảo tàng theo quy định của pháp luật;

5. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá – thông tin và các bảo tàng nhà nước hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tàng;

6Được đưa hiện vật đi triển lãm, trưng bày tại nước ngoài theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

7. Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp để hỗ trợ hoạt động của bảo tàng;

8. Tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa phù hợp với nội dung hoạt động bảo tàng và quy định của pháp luật;

9. Được xếp hạng bảo tàng theo quy định của pháp luật;

10. Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về bảo tàng ở trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Điều 12.

Bảo tàng tư nhân thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định số 92/2002/ NĐ-CP, cụ thể như sau:

1.Thời gian mở cửa phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu, hưởng thụ văn hoá của công chúng; đảm bảo tối thiểu là 16 giờ/ tuần;

2.Thực hiện các yêu cầu chuyên môn về bảo quản, bảo vệ, trưng bày và phát huy giá trị sưu tập hiện vật của bảo tàng theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá – thông tin;

3. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá – thông tin và các bảo tàng khác trong hoạt động bảo vệ, phát huy di sản văn hoá;

4.Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật trong truờng hợp bảo tàng có tổ chức hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa – thông tin;

5.Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hoá – thông tin các cấp theo quy định hiện hành;

6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG IV
CHẾ ĐỘ THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13.

1. Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động của bảo tàng tư nhân trong phạm vi cả nước.

2. Thanh tra Sở Văn hoá – Thông tin thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động của bảo tàng tư nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố.

3. Chủ sở hữu bảo tàng tư nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chấp hành các quyết định kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.

Điều 14.

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động của bảo tàng tư nhân, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính theo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá – thông tin hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Sở Văn hoá – Thông tin khi phát hiện sai phạm trong hoạt động của bảo tàng tư nhân có trách nhiệm xem xét, xử lý hoặc báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Quy chế này áp dụng cho tất cả các bảo tàng tư nhân ở Việt Nam.

Cục Di sản văn hóa và Sở Văn hoá – Thông tin có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện vấn đề cần bổ sung, sửa đổi Quy chế cho phù hợp, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin xem xét, quyết định.

Điều 16.Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN
Phạm Quang Nghị

Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu