Phòng trưng bày di tích lịch sử Núi Dinh

(01/03/2009)

Phòng trưng bày truyền thống Núi Dinh đã được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 27 năm ngày giải phóng huyện Tân Thành và lễ trao bằng công nhận di tích lịch sử cho Núi Dinh. Phòng trưng bày có diện tích 100m2 giới thiệu đất và người núi Dinh, Tân Thành từ thuở sơ khai cho đến ngày nay. Đó là vùng đất được xác định địa giới hành chính từ năm 1698 cùng lúc với những vùng đất khác của Nam bộ.

Tân Thành từ xa xưa là địa bàn cư trú của cộng đồng tộc người Ch’ro, nằm trong vùng bán sơn địa với dãy núi cao 504m. Trên núi có nhiều hang động tự nhiên, tạo vị thế chiến lược quan trọng cho các lực lượng cách mạng xây dựng căn cứ phòng thủ và tiến công trong hai cuộc kháng chiến.

Trọng tâm phòng trưng bày giới thiệu truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Tân Thành trong hai cuộc kháng chiến mà Núi Dinh là địa bàn đứng chân của các đơn vị tỉnh ủy, tỉnh đội, huyện ủy, huyện đội Châu Đức, thị ủy, thị đội Bà Rịa. Nhiều di tích gắn liền với hai cuộc kháng chiến như hang Dây Bí, hang Dơi, Chùa Diệu Linh, hang huyện đội Châu Đức, hang ông Trọng, hang Mai, hang Tổ, căn cứ “M”. Căn cứ Bưng Lùng, Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định. Từ căn cứ này lực lượng cách mạng tổ chức nhiều đợt tấn công ra quốc lộ 15 (nay là 51), cầu Rạch Váng, cầu Thủ Lựu, đột kích vào trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp gây nhiều thiệt hại, tổn thất nặng cho phía đối phương.

Ngoài hiện vật kháng chiến, phòng trưng bày còn giới thiệu nhiều hiện vật khảo cổ được phát hiện tại gò Cá Sỏi (ấp Ông Trịnh xã Tân Phước) cách đây 3000 năm, giới thiệu tộc người bản địa Ch’ro vốn cư trú khá lâu đời và nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn và thành tựu kinh tế, văn hóa trong thời kỳ đổi mới của đảng bộ và nhân dân huyện Tân Thành.

Địa chỉ : Di tích lịch sử cách mạng căn cứ Núi Dinh, xã Tân Hòa, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu