Nghề nấu rượu ở Hoà Long

(24/02/2009)

Xã Hoà Long (thị xã Bà Rịa) có nghề nấu rượu nổi tiếng từ lâu đời, hiện nay xã có 120 hộ còn duy trì nghề nấu rượu. Bước vào các lối ngõ xóm du khách đã  thấy mùi cơm rượu lên men cay nồng, trên bếp lò nấu rượu đang nổi lửa, mùi rượu thơm nồng nàn bay toả khắp nhà, ngoài hiên, sân ngổn ngang nào là chum chứa cơm rượu đang ủ, bày la liệt các nong phơi cơm trắng phau đang chờ trộn men rượu.

Nghề nấu rượu ở Hoà Long được hàng chục thế hệ kế tục và phát huy đến ngày nay. Để tạo nên thương hiệu rượu Hoà Long bà con đã phải tuân thủ nấu rượu theo qui trình khá nghiêm ngặt. Gạo nấu rượu không cần phải ngon nhiều gia đình chỉ dùng gạo xay còn nguyên vỏ cám, dùng nồi gốm đất nung, nấu hoặc hấp cơm chín vừa tới, sau đó dùng cây đũa tre đánh sao cho cơm thật rời, phơi cơm bằng nong nia để trong chỗ thoáng mát. Men rượu được chế biến bằng cám, hoa hồi, quế chi…được giã thật mịn chờ cho cơm đã nguội, hạt cơm vừa se lại dùng bột men trộn thật đều sao cho các hạt cợm đều kết dính với men rượu, rồi cho vào các chum sành để ủ. Nên chọn chum có miệng nhỏ, dùng vải bao bố buộc thật chặt miệng, sau 3 ngày đêm người ta đổ nước lạnh vào quấy đều cơm rượu đưa vào nồi để chưng cất. Nồi hơi cũng được chọn nồi bằng đất nung phía trên được bịt kín, có ống trúc đã thông lỗ còn gọi là cơ dẫn hơi ruợu từ nồi hơi qua bể nứơc làm lạnh để thành rượu. Nước đầu rượu nguyên chất là : 50o, nước 2 : 45o, nước 3 : 35 o.

Bí quyết rượu ngon do nguồn nước ở Hoà Long được thẩm thấu từ lớp đất ba zan nên nước rất ngọt và mát, nhân dân dùng nguồn nước này để nấu cơm rượu và làm lạnh trong quá tình chưng cất rượu. Rượu thành phẩm rót từ vò bằng da lươn xuống chén đã toả mùi thơm cay nồng nàn, khi nhấp rượu ở đầu môi thấy ngọt mềm, uống vào thấy cay nồng, có vị ngọt thơm thật quyến rũ,  mới chỉ nếm thứ


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu