Nghề đóng tàu thuyền

(24/02/2009)

Bà Rịa Vũng Tàu là nơi có nhiều làng cá lâu đời sẵn có rừng với nhiều loại gỗ tốt: Gõ, căm xe, cẩm lai, dầu, chò chỉ, xương gà, dẻ, trâm…  nghề đóng thuyền truyền thống ra đời từ khá sớm.

  Hiện nay toàn tỉnh có 7 cơ sở đóng và làm dịch vụ đóng sửa chữa tàu thuyền đánh bắt hải sản, tập trung ở Vũng Tàu, Phước Tỉnh, Lộc An, Tân Hòa, huyện Tân Thành.  Để đóng hoàn chỉnh một chiếc tàu, thuyền đầu tiên phải làm bộ khung.  Nối giữa long cốt là cây xỏ mũi tạo liên kết lực gữa long cốt và dàn công đà. Sau khi làm bộ khung sườn xong tiếp đến công đoạn be tàu.  Khâu này đòi hỏi làm cho các tấm be sao cho thật khít với thân tàu.   Người thợ phải dùng dây mực bắn thành từng đường chỉ rồi dùng cưa từng tấm ván be. Phía mũi và lái phải dùng củi để hơ nóng tấm ván be sau đó mới khoan lỗ đóng chốt đinh.  Để cố định những tấm ván be dùng lửa đốt uốn phía mũi lái người ta phải dùng gỗ tạp để đóng lẹp. Sau đó là dựng ca bin, xung quanh thưng gỗ, có hệ thống cửa sổ chìm, khi trời nắng kéo thả xuống bên hông thân tàu, khi mưa gió thì kéo lên đóng lại. Dựng dàn hầm nếu con tàu rộng 6 mét thì cứ 1m người ta dựng 1 hầm tàu. Sau đó làm sàn boong, sàn lái và sàn mũi. Gỗ lát sàn dầy 2cm, cần lát sao cho các đường gỗ thật khít. Khoảng cách giữa phía dưới bánh lái và long cốt là chân vịt và bánh lái. Người thợ phải khoan lỗ để lối liền láp của máy tàu nối với chân vịt. Khâu trát xảm hồ, sau khi ghép các tấm be gỗ tàu sau, khoảng cách giữa các be người ta gọi những đường hèm để làm cho nước biển không lọt vào thân tàu người ta dùng mỡ cây trai bột và dầu rái trộn nhuyễn trét lấp kín các đường hèm sao cho thật khít và phẳng.


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu