Di tích Nhà tù Côn Đảo qua hồi ức của một cựu tù chính trị
Nói đến nhà tù Côn Đảo là nghĩ đến tội ác của thực dân đế quốc cũ và mới trong 113 năm là vấn đề xương máu của dân tộc ta đổ xuống, là vấn đề nhân dân tiến bộ trên thế giới đã phát hiện và đã cùng nhân dân ta chống đế quốc, nhất là từ khi Đảng ra đời đặc biệt là trong thời kỳ chống Mỹ.
Cho nên phong trào đấu tranh chống địch thắng lợi ở Côn Đảo cũng là thắng lợi và tự hào chung của cả nước, của Đảng, của dân tộc. Như thế tìm hiểu Côn Đảo là điều cần thiết cho con cháu chúng ta ngày nay và mai sau. Đồng bào đã nghe tên Côn Lôn, Côn Đảo rồi Côn Sơn, đó là một quần đảo tiền tiêu trên bờ biển phía Đông Nam của Tổ quốc. 113 năm (1862-1975) mảnh đất giang sơn gấm vóc đó đã bị thực dân, đế quốc biến thành địa ngục trần gian, ai nghe đến đều ghê rợn và cả thế giới đã biết tiếng, vì tội ác của nó như việc phát hiện Chuồng cọp 1970. Thực vậy ai đã đặt chân đến Côn Đảo, đã nhìn tường cao, cổng kín đồ sộ, vách đá rêu phong, đã thấy xiềng gông, còng tay chất thành đống, ai đã qua những cửa ngục Chuồng cọp, Chuồng bò, Hầm đá, Hầm xay lúa… ai đã nghe kể xương máu của hàng ngàn người tù đã bị dập vùi, trộn lẫn với đá tảng để xây cầu Ma Thiên Lãnh, cầu tàu Côn Đảo, cũng như khắp nơi núi đồi rừng biển của Côn Đảo đều có xương trắng người tù, thì không thể không xúc động đau thương, không thể căm thù đế quốc thực dân. Kẻ thù càng tàn ác dã man thì khí phách đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc càng dâng cao, ở Côn Đảo là thế. Thực dân Pháp thì diệt Cộng trắng trợn. Đế quốc Mỹ thì tố Cộng, diệt Công, dĩ Cộng diệt Cộng và vô hiệu hóa cán bộ cộng sản với những thủ đoạn vừa dã man tàn bạo vừa thâm độc, tinh vi. Chúng kết hợp những thủ đoạn khủng bổ điển hình với các thủ đoạn chiến tranh tâm lý tác động tinh thần, lừa mị mua chuộc vừa dụ dỗ cưỡng bức đầu hàng, làm tay sai cho chúng ai kiên quyết chống lại thì bị chúng giết lần mòn bằng đày ải khủng bố lâu dài. Hết trò này chúng bày trò khác chúng dùng khoa học tâm, sinh lý vào việc khủng bố giết người tù không tấc sắt trong tay. Giam thì chúng dồn người chật cứng vào phòng đóng kín cửa để bí không khí, bí ánh sáng, bí nước, không cho đổ cầu, để nước cứt đái, mồ hôi người và bùn đất nhầy nhụa dòi bọ, lổn ngổn trên nền nhà hàng mấy trăm người chen chúc nằm ngồi. Ăn thì chúng cấm muối, cấm mọi chất tươi, cơm pha sạn, mắm pha dòi, tương mục, khô đắng và trong điều kiện ăn ở như vậy chúng chỉ cho một người một lon nước uống mỗi ngày, làm cho người nám màu khô da, gân bị co rút và bại liệt, đều tinh vi và nguy hiểm nhất là khi anh em đã kiệt quệ bại liệt thì chúng tiếp đòn cho ăn cơm gạo trắng để càng mau kiệt quệ. Đây là thủ đoạn giết người không gươm giáo. Đối với an em bịnh đến ói ra máu thì chúng biệt giam vào Chuồng cọp để mùa đông xối nước lạnh từng chặp, suốt đêm ngày từ tháng này sang tháng khác. Mùa nắng thì chúng cho ăn mà không cho uống đến cả chục ngày không những chúng không cho thuốc mà khi thấy anh em khám bệnh nhiều chúng còn khám xét lấy hết thuốc men quần áo thậm chí miếng lá khô chùi đít chúng cũng lục xét. Hoặc đem thuốc vô nhưng buộc anh em phải ly khai chúng mới chích, ai lắc đầu chúng xịt thuốc bỏ đi ra. Đối với anh em làm khổ sai đập đá đốn củi thì chúng kìm kẹp đánh đập đày ải mưa không tơi, nắng không nón, vác củi nặng trượt dốc núi trơn nhiều anh em bị vấp té, cây đè phải bỏ mạng.
Ngày làm khổ sai đêm về đầu óc lại bị căng thẳng vì phải học chính trị tố cộng, người tù chính trị bị truy bức về tinh thần cách mạng liên tục. Tội ác của chúng quả là trời không dung, đất không tha đã làm hàng chục vạn chiến sĩ đồng bào yếu nước vĩnh viễn nằm lại chốn Hàng Dương và núi rừng Côn Đảo, hàng vạn người bị tra tấn đày ải lâu dài đã trở thành tàn phế suốt đời. Hỏi rằng có tội ác nào thâm độc hơn? cao hơn có bể khổ nào hơn bể khổ ở chốn địa ngục trần gian Côn Đảo? dưới thời bọn quỷ dữ Mỹ-Diệm, Thiệu?
Thế nhưng cái tương quan không cân đối một trời một vực đó giữa ta và địch ở chốn địa ngục trần gian Côn Đảo trong cái đau thương và bể khổ của bể khổ đó ai là người đã giành chiến thắng? Đó không phải là đế quốc Mỹ giàu mạnh nhất, thâm độc xảo quyệt nhất, không phải là tên chúa ngục ác ôn nhất của loài người. Người giành toàn thắng trong cuộc chiến đấu thập tử nhất sinh ấy lạo chính là người bị tù, bị còng trói khủng bố đày ải đánh đập, là người không có tấc sắt trong tay, là người dám hiên ngang nói chính nghĩa cho kẻ phi nghĩa nghe dám nói lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản cho tên quỷ sứ chống cộng diệt cộng nghe, những người đã không ngớt vạch tội ác và thất bại của chúng trong khi chúng dùng đòn roi khủng bố để cực hình trả đũa.
Và trong bối cảnh nhà tù đế quốc đó ai đã sợ ai? Không phải là người bị khủng bố đày ải chết chóc mà lại chính là kẻ đi chống khủng bố người, kẻ có đủ phương tiện trong tay với mọi thủ đoạn trong tay dã man nham hiểm, tàn bạo nhất, chính là tên đế quốc và tay sai đang chống Cộng, diệt Cộng hung hăng nhất đã sợ người cộng sản không những bọn đế quốc và tay sai sợ người cộng sản bị tù còn sống mà sợ cả người cộng sản đã nằm dưới mồ sâu. Mộ đồng chí Lê Hồng Phong được anh em xây lên ở tận núi rừng nơi hải đảo Côn Lôn xa đất liền hàng trăm dặm bốn bề sông nước bao la thế mà kẻ địch còn sợ ảnh hưởng, cho đánh mìn phá đi. Những anh em chống Cộng, diệt Cộng, chống ly khai Đảng bị đày ở Chuồng cọp đã bại liệt, lê lết không đi nổi chúng phải cho xe chở và cùng vào hầm đá lao. Thế mà chúng còn sợ (anh em đang chơi ở sân) chúng đuổi vào phòng đóng kín cửa rồi mới cho anh em Chuồng Cọp vô xà lim và chính tên thiếu tá Thể, một tên Tỉnh trưởng ác ôn nhất, đã giết chết hàng trăm anh em tù chính trị Côn Đảo, đã căn dặn sĩ quan và tay sai cấp dưới của chúng là: “ra lịnh gì mày cũng chỉ nói cho nó nghe (anh em bị nhốt trong Chuồng cọp) chớ không nghe nó nói”. Chính những tên gác Chuồng cọp được chúng chọn lọc trong loại ác ôn có tiếng nhưng chúng sợ bị những người cộng sản thuyết phục, cảm hóa vì thế chúng luôn luôn thay đổi và chỉ còn những người Chuồng Cọp chúng phải bố trí tới ba thành phẩn cùng canh gác 24/24: công an, lính bảo an và bọn trật tự ác ôn.
Điều đặc biệt trong cuộc đấu tranh chông Cộng, diệt Cộng, chống ly khai Đảng ở Côn Đảo không phải chỉ là người đoàn viên cộng sản mà đa số lại là quần chúng đủ các thành phần, có cả anh em binh sĩ trong quân đội bù nhin của Pháp đảo ngũ hồi đầu 1954 bị bắt lại, thậm chí có cả một đoàn viên chống Cộng, chống Diệm. Khi chúng gạn lọc phân hóa quốc gia, cộng sản thì người này đã không chịu ở trại gọi là quốc gia mà tự nguyện ở lại trại những người cộng sản và cũng bọ khủng bố đày ải đến chết như ông Hiển ở miền Trung chỉ vì anh em tù chính trị đã giúp đỡ chăm sóc khi ông này bị tra tấn và giúp đỡ ông trong nhà tù còn rất nhiều anh em binh sĩ, công chức trong ngụy quyền ở Côn Đảo đã tìm mọi cách giúp đỡ che chở anh em chống bọn ác ôn đến phải bị kỷ luật cạo đầu nhốt xà lim.
Một điều lý thú là trong cảnh hỏa ngục bể khổ luôn luôn đêm ngày bị khủng bố đòn bọng, đau đớn bịnh tật chết chóc đó, trong cái cảnh làm khổ sai mệt nhọc kiệt quệ đó, những người tù vẫn làm thơm ngâm Kiều, phổ nhạc, ca hát biểu diễn tuồng kịch, dù rằng đó là điều chúng cấm đoán, rình mò, đánh đập. Có anh Nga tối ngồi trong phòng kể chuyện cho anh em nghe chúng rình bắt được đã đem anh ra đánh đập và lấy dây trói cuốn như đòn bánh tét phơi nắng trọn ngày, không cho ăn uống…Chúng ta sẽ hứng thú, nhưng cũng sẽ xúc động não lòng khi nghe những bài thơ của cụ Phan Chu Trinh tức cảnh khi chúng bắt cụ đi đập đá ở Côn Đảo vào năm 1908 và vô số bản trường ca, trường hận ca Côn Đảo, bãi chiến địa Tám Phòng của đồng chí Chí Huyền chẳng hạn nói lên tội ác cụ thể và tinh thần kiên cường bất khuất của anh chị em ta trong hồi chống Mỹ ở Côn Đảo. Ở đâu có những bức tranh đến lạ lùng như thế bị đày ải một cách thê thảm bị khủng bố đau khổ chết chóc, giữa gian khổ hy sinh đến như thế, nhưng sao những người tù vẫn thanh thản, cảm xúc lai láng đến thành thơ ca.
Và một tinh thần đáng quý đẹp hơn thơ mà những người tù chống tố cộng chống ly khai ở Côn Đảo khó quên đó là tình kết giữa nhũng người tù sống chết có nhau thương yêu nhau hơn ruột thịt không chỉ chia cơm sẻ áo hạt muối cắn đôi, một tàn thuốc lượm được hút chuyền nhau qua nhiều người mà còn đem tấm thân đã kiệt quệ tàn tạ đỡ đòn cho đồng đội của mình, trước những đòn củi tạ ác ôn trời giáng, trước những mũi phi tiễn phỏng da và những trái bom cay tối mắt. Tình đoàn kết cứu sống nhau giữa những người tù câu lưu với nhau, giữa tù chính trị câu lưu với chính trị án, giữa chính trị và thường phạm giữa những người trong nhà và ngoài nhà tù, giũa Côn Đảo với đất liền giữa trong nước với nước ngoài. Đó là bản hợp ca rất đẹp giữa những người yêu nước, giữa những người đoàn viên và không đoàn viên. Đoàn kết và chính nghĩa chính nghĩa và đoàn kết là sức mạnh vô biên, tất thắng đã làm tên đế quốc giàu mạnh nhất, thất bại nhục nhã chua cay và bất cứ thế lực phản động nào cũng sẽ chịu số phận như vậy kể cả điều kiện tương quan trong ngục tù đế quốc,
Nguyễn Duyên