Bảo quản khuôn in kinh phật chùa Long Bàn tại kho bảo tàng

(29/03/2019)

2Hiện nay kho cơ sở bảo tàng đang lưu giữ 4 khuôn in kinh Phật (trong đó có 3 khuôn in khắc chữ hai mặt và 1 khuôn in khắc chữ một mặt) của chùa Long Bàn. Chùa Long Bàn tọa lạc trung tâm thị trấn Long Điền, nơi mà trước kia theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Long Điền thuộc xư Mỗi Xuy (Mô Xoài) là điểm đặt chân đầu tiên của cộng đồng người Việt trong công cuộc khai phá đất Nam Bộ mà còn là nơi xuất phát truyền bá Phật Giáo.

       Chùa Long Bàn là một kiến trúc tôn giáo có giá trị của tỉnh tuy ra đời muộn vào giữa thế kỷ XIX nhưng chùa Long Bàn đã giành được vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân huyện Long Điền và tỉnh Bà Rịa  – Vũng Tàu, chùa tích hợp được đầy đủ những giá trị truyền thống của dân tộc, của địa phương, góp phần nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử mỹ thuật trong tỉnh cũng như các tỉnh phía Nam.

      Chùa Long Bàn mang những đặc điểm riêng biệt, không phải là một ngôi chùa thông thường mà là một trung tâm truyền bá Phật giáo vùng Mô Xoài. Bằng chứng chùa còn giữ lại được 04 khuôn in kinh bằng gỗ do hai vị hòa thượng Hải Chánh và Bảo Thanh là hai sư trụ trì đầu tiên ở chùa Long Bàn đã  khắc dùng để in các bộ kinh sách cổ xưa  như : kinh Kim cang chú giải, Kim cang Diễn giải… Những khuôn in kinh này chứa đựng nhiều tư liệu thông tin, giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử Phật giáo và sự phát triển nghề in truyền thống ở nước ta.

        Những khuôn in là loại hiện vật phức tạp, chạm khắc những chữ Hán rất công phu các kiểu chữ khác nhau nên rất khó bảo quản. Việc bảo quản những khuôn in đòi hỏi phải biết cấu tạo vật liệu của nó để có các biện pháp bảo quản thích hợp. Chính vì thế Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng một quy trình bảo quản phòng ngừa gồm các bước sau: Tiến hành phân loại các khuôn in theo từng loại hiện có trong bảo tàng dựa trên các tiêu chí: hình dạng hiện vật, chức năng sử dụng của hiện vật và chất liệu cấu thành hiện vật. Đánh giá tình trạng hiện vật để xây dựng các phương án bảo quản thích hợp cho từng thể loại khuôn in dựa trên tình trạng hư hại của chúng. Trước khi tiến hành công tác bảo quản hiện vật, nhất là hiện vật chạm khắc bằng chữ. Ví dụ như khuôn in trước tiên phải làm vệ sinh bề mặt và xử lý sơ bộ hiện vật bằng các biện pháp: Dùng chổi lông quét nhẹ trên bề mặt trước và sau hiện vật. Sửa chữa sơ bộ đối với những khuôn in có hư hỏng nhẹ, gỡ bỏ những kim loại gắn trên khuôn in như: đinh, dây kẽm, những vết lem bẩn dính quanh khuôn tìm cách duy trì hiện vật gần đúng với tình trạng nguyên thủy của chúng. Khử nấm mốc trên bề mặt hiện vật và các loại côn trùng gây hại cho hiện vật bằng các phương pháp phù hợp, không gây hại cho hiện vật. Sử dụng các thiết bị chuyên dùng như máy hút ẩm, máy điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió cho hiện vật, duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với từng nhóm hiện vật. Những khuôn in đã được xử lý, vẫn đảm bảo được tính toàn vẹn và vẫn giữ nguyên được giá trị gốc của hiện vật. Việc tiến hành sắp xếp hiện vật vào tủ kính. Chúng tôi xếp hiện vật nằm ngang với mặt sàn của tủ. Lớp dưới mặt sàn tủ lót một lớp vải không acid và đặt hiên vật vào, cứ một lớp hiện vật được phân cách bởi một lớp giấy lớp giấy bóng mờ hay giấy gió không có acid. Trong tủ đều có đặt hộp hạt hút ẩm và nụ hoa đinh hương để diệt côn trùng. tủ được bố trí trong một phòng kho có máy hút ẩm, quạt thông gió và hạn chế ánh sáng. Không khí phải luôn ổn định. Những thay đổi đột ngột của không khí gây nguy hiểm trực tiếp cho những khuôn in vì chạm khắc những dòng chữ nổi rất mảnh mai dễ bị hỏng. Phòng bảo quản những khuôn in cần phải giữ nhiệt độ bình thường từ 200C đến 220C và độ ẩm tương đối lý tưởng nằm trong khoảng từ 50 đến 55% và không thể vượt quá 60%. Hết sức tránh những nguyên nhân gây sự thay đổi đột ngột về độ ẩm và nhiệt độ. Luôn giữ cho không khí trong kho, trong sạch và thông thoáng, bằng mọi cách phải tẩy trừ nguồn bụi bặm. Không bao giờ để những khuôn in dưới ánh sáng quá mạnh làm khô và tấn công làm các chữ nổi dễ bị mủn ra và bị phá hủy. Ngoài ra, ánh sáng quá mạnh còn tấn công các chữ chạm khắc nổi mảnh mai trên mặt khuôn in làm cho chúng dời nhau ra giữa chữ và mặt khuôn do phản ứng hóa học giữa không khí (ô-xy) và ánh sáng. Nhưng cần thiết phải có lượng ánh sáng vừa phải (ánh sáng phân tán). Điều kiện lý tưởng để trưng bày hoặc lưu kho hiện vật bằng gỗ là rất thấp, nhưng một khi mắt của người xem đã quen dần, chỉ cần có thể nhìn được các chi tiết của hiện vật là đủ. Phải tránh chụp ảnh quá thường xuyên hiện vật vải bằng chế độ flash hoặc dùng ánh sáng quá mạnh. Độ tập trung của ánh sáng không thể vượt quá 50 lux (đơn vị chiếu sáng). Côn trùng và nấm mốc là nguyên nhân gây ra những thiệt hại đáng kể cho các hiện vật gỗ làm mục nát những nét chữ chặm khắc trên khuôn in, axít hóa những chất hữu cơ như gỗ. Chúng cũng gây ra nguy hiểm cho con người. Vì thế, chúng tôi kiểm soát các loại côn trùng gây hại, trước hết, bằng việc sắp xếp các hiện vật một cách ngăn nắp và thường xuyên kiểm tra định kỳ, loại bỏ mọi khả năng gây hại của côn trùng; thường xuyên làm vệ sinh các phòng kho. không chỉ trong phạm vi kho gỗ nhằm ngăn chặn khả năng côn trùng lây lan từ kho này sang kho khác. Chúng tôi đã hợp đồng với công ty diệt mối mọt và côn trùng Tiến Phát kiểm tra mối mọt và côn trùng cứ 2 tuần/3 lần và phun thuốc 1 tháng/1 lần và hiện nay mối mọt đã được kiểm soát.

       Với một nỗ lực nhằm bảo quản tốt hơn những khuôn in kinh này chứa đựng nhiều tư liệu thông tin, giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử Phật giáo và sự phát triển nghề in truyền thống, chùa quyết định giao lại bộ khuôn in cho bảo tàng tỉnh BR-VT để gìn giữ, phát huy, bảo quản một cách tốt nhất, trong tương lai sẽ đem ra trưng bày tại nhà bảo tàng để phục vụ khách tham quan.

Nguyễn Văn Thoa


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu