Tầng 1 : Bà Rịa – Vũng Tàu – Đất nước và con người

(27/07/2020)

Phần “Bà Rịa – Vũng Tàu – Đất nước và Con người” trưng bày 3 nội dung chính : Cảnh quan thiên nhiên; Tài nguyên khoáng sản ; Các cộng đồng tiêu biểu. Với 30 hình ảnh, 318 hiện vật và các tổ hợp trưng bày giới thiệu những đặc trưng về hệ sinh thái biển; Tài nguyên địa chất khoáng sản; Đời sống sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng người Kinh, người Ch’ro ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

1. CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN TIÊU BIỂU.

Từ đặc điểm kiến tạo về địa chất, địa hình, địa mạo, có biển, sông, rừng tự nhiên cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiều danh thắng thiên nhiên đẹp chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, tính đa dạng sinh thái.

a. Tổ hợp Khu bo tn thiên nhiên Côn Đo.

Diện tích 19.990,7ha (5.990,7 ha trên cạn,14.000 ha biển). Rừng có 4 hệ sinh thái tiêu biểu: Hệ sinh thái rừng trên vùng đồi núi thấp; Hệ sinh thái rừng trên đồi cát và bãi cát hạn ven biển; Hệ sinh thái rừng sác; Hệ sinh thái rừng ngập nước phèn. Rừng nơi đây đa dạng về hệ động và thực vật.

– Hộp hình rạn san hô Côn Đảo : Giới thiệu cảnh rạn san hô Côn Đảo có sự đa dạng của nhiều loại sinh vật biển khác như: trai, ốc, cá, rùa biển, cỏ biển.. Sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái cỏ biển có vai trò quan trọng vì là nguồn thức ăn chính của Dugong – một loài thú quý hiếm ở biển Côn Đảo, được phát hiện từ năm 1994.

– Hộp hình rừng ngập mặn Côn Đảo: Tái hiện cảnh quan rừng ngập mặn khu vực hòn Bảy Cạnh, huyện Côn Đảo. Hệ sinh thái này được hình thành trên nền cát và san hô chết, hiện có diện tích khoảng hơn 20 ha. Tiêu biểu rừng ngập mặn là các loài: Đước Đôi, Vẹt Dù, Đước xanh…ở đây du khách có thể nhìn thấy ngọn hải đăng do Pháp xây dựng từ năm 1884. Tại hòn Bảy Cạnh có bãi đẻ trứng của rùa biển.

        Hiện vật trưng bày:

+ Nổi bật : Dugong (bò biển) là lớp thú, thuộc bộ Sirenia, họ Dugongidae, loài Dugong. Dugong có thân hình dài và mập, nằm bè bụng như cá voi, đầu to va hơi bẹo dạng đầu bò, chiều dài của Dugong từ 2,4m đến 2,7m, có con lên đến 3m. Dugong có hai cánh bơi hai bên mép thân. Dugong được đưa vào sách đỏ của Việt Nam, là đối tượng được bảo vệ trên phạm vi toàn thế giới.

b. Tổ hợp Rng Bình Châu – Phưc Bu.

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu là khu rừng đặc dụng ven biển có vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường; Bảo tồn hệ sinh thái trên vùng đất cát ven biển; Bảo vệ các nguồn gen của những loài động, thực vật quý hiếm. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có diện tích 11.293 ha. nằm trên địa phận 4 xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc. Ở đây có 750 loài thực vật, 271 loài động vật. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được tổ chức du lịch thế giới công nhận là 1 trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên thế giới.

Rừng suối nước nóng Bình Châu: Do bác sĩ Sallet người Pháp phát hiện vào năm 1928. Tại đây có đến 70 điểm phun trào với những dòng chảy liên tục, nhiệt độ từ 40-800C. Nguồn nước xuất lộ theo dải dài 150m, rộng 80m trong khu vực đầm lầy rất tốt để điều trị các bệnh về hệ thần kinh, thấp khớp, bệnh ngoài da mạch máu và nhiễm độc.

Rừng nguyên sinh ven biển: Gồm nhiều tầng cây sinh trưởng, với loại tiêu biểu: bằng lăng, dầu cát, bình linh, kơ nia, cẩm thị…cùng một số động vật: công, chồn bay, sóc, mèo rừng, báo gấm, hoãng…

– Rừng tràm ngập nước ngọt : Dạng sinh thái độc đáo của loài tràm nước ngọt sinh sống tại khu vực ven biển.

Tổ hợp rừng Bình Châu – Phước Bửu

 

2. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN.

Trưng bày giới thiệu bản đồ khoáng sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thể hiện 48 mỏ, điểm khoáng sản có khả năng khai thác. Ngoài ra, thềm lục địa của tỉnh có dầu mỏ với trữ lượng khoảng 1,5 – 3 tỷ tấn và 300 tỷ m3 khí.

        Hiện vật trưng bày : 

+ Các mẫu đá chứa dầu tìm thấy tại vùng biển Bà Rịa Vũng Tàu, một số mẫu dầu thô được lấy từ mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng…

+ Gần 100 mẫu khoáng sản khác chủ yếu thuộc các loại đá, đất sét, cát…

 

3. CÁC CỘNG ĐỒNG TIÊU BIỂU.

Hiện nay, Bà Rịa – Vũng Tàu có 28 dân tộc cùng cộng cư. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, sinh hoạt truyền thống độc đáo riêng, tạo nên sắc thái văn hóa phong phú, đa dạng trong quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.

a. Cng đng ngưi Chơ Ro.

Người Ch’ro thuộc nhóm Môn – Khmer, ngữ hệ Nam Á, nhân chủng Anh-đô–đô-nê-diêng. Họ được xác định là cư dân bản địa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dân số khoảng 1.500 hộ và gần 9.000 người, sinh sống tại TP. Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, các huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc và Châu Đức.

Về kinh tế: Người Ch’ro xưa chủ yếu làm nghề nương rẫy, du canh, du cư, canh tác bằng cách chọc lỗ tra hạt, trồng bắp, khoai mỳ, bầu bí, chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn thú rừng, hái măng, lấy mật ong, đánh bắt cá tôm, đan lát.

Nhà ở xưa: Ở vùng cao, kiểu nhà sàn, khung gỗ, sà và vách làm bằng tre, mái lợp cỏ tranh hoặc lá rừng. Nhà có 2 cửa, cửa chính dành cho nam giới và khách, cửa phụ dành cho phụ nữ, trẻ em, cửa phụ gần bếp lửa, bên ngoài có sàn nước.

Ẩm thực: Ăn cơm tẻ, cơm nếp nướng ống nứa (piêng glao), thịt nướng, canh bồi (pai vih), canh gạo rang (pai oal),  hút thuốc lá sợi, ăn trầu, uống rượu cần…

Trang phục xưa: Đàn ông đóng khố, đàn bà quấn váy tấm, cổ và tay đeo vòng, lục lạc, chuỗi hạt cườm ngũ sắc, thiếu nữ đeo kiềng bằng bạc, đồng.

Hôn nhân: Quan hệ gia đình mẫu hệ đã tan rã, nhưng quyền thừa kế vẫn thuộc về con gái, nữ giới được nể trọng hơn nam giới. Cưới hỏi nhà trai đi hỏi vợ, nhà gái đi hỏi chồng.

Nhạc cụ: Đàn tre, sáo, kèn bầu (camvuôt), kèn môi, đàn Goong chơloq, chiêng, cồng… sử dụng trong lễ hội, đám cúng.Văn nghệ dân gian: Chuyện kể dân gian, dân ca ru em, hò đối đáp, diễn xướng, múa cấy lúa, sàng gạo, giã gạo.

Tín ngưỡng: Đa thần, tiêu biểu là lễ cúng thần Lúa (Sa Yangva), lễ cúng thần Rừng (Sa Yangri) với ước mong cầu cho bình an, sức khoẻ, tạ ơn trời cho hạt lúa, hạt ngô đầy nhà, hoa trái bội thu.

             Hiện vật trưng bày :

+ Tổ nhang nhà: Nơi dặt các vật lễ cúng trong lễ hội truyền thống cúng thần Lúa, thần Rừng của đồng bào Chơ ro.

+ Cây nêu: Biểu trưng cho bông lúa, tượng trưng cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc…

+ Tổ hợp các nghệ nhân diễn tấu dàn chiêng (7 cái) trong lễ hội cúng thần Lúa truyền thống vào khoảng rằm tháng 10 âm lịch hàng năm.

+ Mô hình nhà sàn của đồng  bào Chơ Ro: làm bằng chất liệu tre, nứa, mái lợp lá trung quân, cỏ tranh…có cầu thang lên xuống đặt ở giữa. Phía bên trong tại trung tâm nhà sản là bếp lửa, nơi các thành viên trong gia đình ngồi quây quần ăn uống hàng ngày, xung quanh nhà treo các nông cụ, săn bắt, hái lượm của đồng bào…Phía bên ngoài là cối, chày giã gạo, xe trâu chuyên chở lương thực, thực phẩm…

b. Cng đng ngưi Kinh.

Có nguồn gốc di cư từ Ngũ Quảng (các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tỉnh Bình Định, Phú Yên theo đường biển bằng ghe thuyền đến khai phá vùng đất Mô Xoài vào đầu thế kỷ XVII. Cùng dân tộc bản địa, người Kinh đã lập nên những thôn ấp trù phú. Hình thành các nghề thủ công truyền thống: trồng lúa nước, làm muối, đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm, nghề rèn, đúc đồng…

Ẩm thực: Ăn cơm tẻ, uống nước chè, hút thuốc ăn trầu, ngày Tết Nguyên Đán gói bánh tét, bánh chưng, rước ông bà, trồng cây nêu.

Trang phục: Mặc quần áo bà ba màu đen, phụ nữ quấn khăn trên đầu, đeo vòng, khuyên tai, nhẫn bằng bạc, vàng.

Hôn nhân: Quan hệ gia đình phụ hệ, một vợ một chồng, con trai đi hỏi vợ.

Nhà ở: Nhà ở vùng đồng bằng, xây cất kiểu chữ nhất hoặc chữ đinh (gồm nhà chính, nhà phụ). Nhà chính gồm 3 gian hai chái, người khá giả thì nhà 5 gian 3 chái…, bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa, ngoài ra còn bài trí hoành phi, câu đối, bàn ghế, tủ, ván ngựa. Phía trước nhà còn có bàn thờ Thiên.

Phương tiện vận chuyển, giao thông xưa: Chủ yếu là đi bộ, xe ngựa, xe bò, ghe, xuồng…

Tôn giáo: Đa số theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng bổn cảnh, thờ Mẫu, một số theo đạo Phật, Thiên Chúa giáo, Cao Đài…

Nghệ thuật dân gian: Khá phong phú như múa hát bả trạo, bóng rổi địa nàng, đờn ca tài tử…

Lễ hội: Gắn với sinh hoạt truyền thống cộng đồng như Lễ Kỳ yên, Cầu ngư, Dinh Cô, Trùng Cửu (Tín ngưỡng Ông Trần, Long Sơn), Nghinh Ông Thắng Tam…

                                            Gian trưng bày bàn thờ tổ tiên của người Kinh

Hiện vật trưng bày : 

+ Ngôi nhà truyền thống:  Đây là ngôi nhà tái hiện của người Kinh tại Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuối thế kỷ XVIII. Theo truyền thống, ba gian nhà trên dùng để thờ tự (giữa thờ Phật, hai bên thờ tổ tiên ông bà). Bàn thờ đặt ở gian giữa bài trí công phu: 02 bên đặt bộ chân đèn bằng đồng, giữa đỉnh trầm, bát nhang bằng đồng hay sứ, ngoài ra còn có 02 lọ hoa bằng sứ hai bên. Trước bàn thờ thường đặt sập thờ, nơi đặt trái cây, các món trong những ngày giỗ, tết, lễ. Gian giữa treo các bức đại tự, liễn hoặc 02 câu đối 02 bên. Hai bên thường đặt 02 bộ ván ngựa bằng gỗ quý để cho đàn ông trong nhà hay khách dùng.

+ Hiện vật : gồm có bàn thờ tổ tiên, bức hoành phi, căp liễn đối, bộ bàn ghế gỗ cẩn đá, tủ vát cong. Gian phòng khách gồm : Sập gụ, Rương xe, Lư hương, Chân đèn, Bình hoa…sử dụng  trong gia đình người Việt trung lưu đầu thế kỷ XX.

 

 

 

 


Translate »
san xuat moc khoa may ao thun Kem sữa chua Kem sữa chua trân châu